Cảnh Báo: Giá Nhôm Thế Giới Tăng Mạnh, Dự Báo Tiếp Tục Tăng Vào Cuối Năm 2021
Đến tháng 9/2021, giá nhôm thế giới vượt mốc 3.000 USD/tấn lần đầu tiên trong 13 năm
Vì sao giá nguyên liệu nhôm tăng kỷ lục?
So với thời điểm dịch Covid-19 bùng phát hồi tháng 3/2020 thì giá nhôm đang đạt đỉnh điểm. Mức giá này đã tăng vọt hơn 64% so với đỉnh điểm cũ vào năm 2018. Sự bùng nổ này được nhận định do 2 yếu tố:
Nhu cầu sôi động từ thị trường Trung Quốc
Nguồn cung gặp vấn đề khiến nhiều người cảm thấy nguồn nguyên liệu này sẽ thiếu hụt nghiêm trọng
Nhờ những điều trên mà ngành công nghiệp nhôm của Trung Quốc đã phục hồi rất tốt. Rất nhiều hàng hóa kim loại trên toàn cầu như ngành sản xuất nhôm xây dựng, nhôm công nghiệp, sản xuất xe hơi,… đã có bước tiến mới.
Ngoài ra, thị trường kim loại công nghiệp còn được thúc đẩy bởi một loạt các biện pháp kích thích trên toàn cầu, giữa lúc nguồn cung ở các mỏ bị gián đoạn do chính sách phong tỏa chống Covid-19 và những cuộc đình công kéo dài giữa công nhân và giới chủ về nợ lương.
Hàng loạt những thỏa thuận về năng lượng xanh trên toàn cầu cũng khiếu nhu cầu đồng, nhôm, và nickel tăng vọt – trong lĩnh vực xe điện, trạm sạc điện, sản xuất năng lượng điện tái tạo.
Các quỹ đầu tư lớn dự báo đà tăng giá của kim loại công nghiệp này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, đây là nguyên nhân mấu chốt lý giải cho việc giá nhôm định hình trong nước hiện nay đang tăng mạnh.
Chính sách bảo vệ sản xuất của các nước
Hàng loạt chính sách bảo vệ nền sản xuất nhôm của EU, Anh và Nga đã khiến giá nhôm tăng mạnh. Trung Quốc bị nhiều nước cáo buộc duy trì sản xuất dư thừa trong ngành nhôm và thép và bán với mức giá thấp hơn so với mặt bằng chung. Ngày 30/03, Liên minh châu Âu áp thuế chống bán phá giá trong khoảng từ 21,2% – 31,2% và áp thuế bổ sung tạm thời từ 19,3% – 46,7% vào ngày 12/4 đối với một số sản phẩm nhôm Trung Quốc khi nhập khẩu vào EU. Ngày 21/06, Anh chính thức khởi động việc điều tra chống bán phá giá nhôm Trung Quốc. Đặc biệt, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp quốc phòng và xây dựng trong nước khỏi tăng trưởng chi phí nguyên liệu thô, Chính phủ Nga đánh thuế xuất khẩu nhôm ở mức 15% có hiệu lực từ ngày 1/8 đến cuối năm.
Lạm phát, chi phí vận chuyển tăng cao
Lạm phát tại Mỹ đang tăng lên mức rất cao sau hàng loạt gói hỗ trợ tài khóa khổng lồ của chính phủ đi kèm chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ phục hồi tốt sau Covid-19. Tình trạng lạm phát của Mỹ khiến đồng đô la – đồng tiền giao dịch quốc tế của nhôm, ngày càng mất giá, góp phần đẩy giá nhôm tăng lên cao.
Giá cước vận chuyển hàng hóa tăng vọt trên toàn cầu do tắc nghẽn và gián đoạn chuỗi cung ứng từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Jorge Vasquez, người sáng lập công ty tư vấn Harbour Aluminium, cho biết: “Cước phí vận chuyển bằng đường biển hiện đang cao nhất trong vòng khoảng một thập kỷ trở lại đây đã khiến chi phí vận chuyển nhôm tăng vọt.”
Mất cân bằng cán cân cung – cầu
Nguồn cung nhôm có nguy cơ bị siết chặt do chính sách chống ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc, nơi chiếm khoảng 60% sản lượng nhôm toàn cầu. Trong khi đó, Hoa Kỳ công bố loạt lệnh trừng phạt đối với Nga vì cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử, an ninh mạng, tình hình chiến sự Ukraine,…. Nga là nhà sản xuất nhôm lớn và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga năm 2018 đã đẩy giá nhôm trên sàn London tăng lên mức cao trong vòng 7 năm.
Trong khi nguồn cung gặp khó thì nhu cầu nhôm vẫn đang tăng nhanh. Liên Hợp Quốc đã nâng dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 5,4% trong năm 2021 nhờ sự hồi phục mạnh mẽ của các nền kinh tế lớn gồm Mỹ, Trung Quốc và EU. Do nhôm được sử dụng rộng rãi trong ngành vận tải, xây dựng, điện tử,… nên khi kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch, nhu cầu đối với vật liệu này tăng mạnh. Các nhà phân tích của ngân hàng Citi dự đoán nhu cầu nhôm toàn cầu sẽ tăng 6,4% trong năm nay lên gần 68 triệu tấn và tăng tiếp 4,6% vào năm 2022 lên gần 71 triệu tấn. Citi dự báo thị trường nhôm thế giới năm 2021 vẫn dư thừa 720.000 tấn nhôm, nhưng sẽ thiếu hụt 590.000 tấn năm 2022.
Thị trường trong nước và khó khăn của doanh nghiệp
Theo phản ánh từ các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước, trong nửa đầu năm 2021, lượng cung nhôm nguyên liệu không đủ đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất khiến giá nhôm nguyên liệu trong nước liên tục tăng. Nguyên nhân là do nhiều nhà sản xuất bị chậm thời gian nhận nguyên liệu so với hợp đồng từ 2 đến 3 tháng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ngắn hạn. Giá nhôm thế giới tăng cao, cùng với nhu cầu nhôm nguyên liệu tăng khiến giá nhôm trong nước tiếp tục bị đẩy lên cao.
Không chỉ gặp khó khăn khi giá nhôm nguyên liệu tăng cao, ngành nhôm trong nước còn đối mặt với sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp Trung Quốc trên chính sân nhà. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện xu hướng một số lượng lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhà xưởng để sản xuất nhôm ở Việt Nam nhằm 2 mục tiêu: tránh thuế chống bán phá giá của Việt Nam và tránh thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu nhôm sang EU, Anh, Mỹ và một số thị trường khác.
So với thời điểm dịch Covid-19 bùng phát hồi tháng 3/2020 thì giá nhôm đang đạt đỉnh điểm. Mức giá này đã tăng vọt hơn 64% so với đỉnh điểm cũ vào năm 2018. Sự bùng nổ này được nhận định do 2 yếu tố:
Nhu cầu sôi động từ thị trường Trung Quốc
Nguồn cung gặp vấn đề khiến nhiều người cảm thấy nguồn nguyên liệu này sẽ thiếu hụt nghiêm trọng
Nhờ những điều trên mà ngành công nghiệp nhôm của Trung Quốc đã phục hồi rất tốt. Rất nhiều hàng hóa kim loại trên toàn cầu như ngành sản xuất nhôm xây dựng, nhôm công nghiệp, sản xuất xe hơi,… đã có bước tiến mới.
Ngoài ra, thị trường kim loại công nghiệp còn được thúc đẩy bởi một loạt các biện pháp kích thích trên toàn cầu, giữa lúc nguồn cung ở các mỏ bị gián đoạn do chính sách phong tỏa chống Covid-19 và những cuộc đình công kéo dài giữa công nhân và giới chủ về nợ lương.
Hàng loạt những thỏa thuận về năng lượng xanh trên toàn cầu cũng khiếu nhu cầu đồng, nhôm, và nickel tăng vọt – trong lĩnh vực xe điện, trạm sạc điện, sản xuất năng lượng điện tái tạo.
Các quỹ đầu tư lớn dự báo đà tăng giá của kim loại công nghiệp này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, đây là nguyên nhân mấu chốt lý giải cho việc giá nhôm định hình trong nước hiện nay đang tăng mạnh.
Chính sách bảo vệ sản xuất của các nước
Hàng loạt chính sách bảo vệ nền sản xuất nhôm của EU, Anh và Nga đã khiến giá nhôm tăng mạnh. Trung Quốc bị nhiều nước cáo buộc duy trì sản xuất dư thừa trong ngành nhôm và thép và bán với mức giá thấp hơn so với mặt bằng chung. Ngày 30/03, Liên minh châu Âu áp thuế chống bán phá giá trong khoảng từ 21,2% – 31,2% và áp thuế bổ sung tạm thời từ 19,3% – 46,7% vào ngày 12/4 đối với một số sản phẩm nhôm Trung Quốc khi nhập khẩu vào EU. Ngày 21/06, Anh chính thức khởi động việc điều tra chống bán phá giá nhôm Trung Quốc. Đặc biệt, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp quốc phòng và xây dựng trong nước khỏi tăng trưởng chi phí nguyên liệu thô, Chính phủ Nga đánh thuế xuất khẩu nhôm ở mức 15% có hiệu lực từ ngày 1/8 đến cuối năm.
Lạm phát, chi phí vận chuyển tăng cao
Lạm phát tại Mỹ đang tăng lên mức rất cao sau hàng loạt gói hỗ trợ tài khóa khổng lồ của chính phủ đi kèm chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ phục hồi tốt sau Covid-19. Tình trạng lạm phát của Mỹ khiến đồng đô la – đồng tiền giao dịch quốc tế của nhôm, ngày càng mất giá, góp phần đẩy giá nhôm tăng lên cao.
Giá cước vận chuyển hàng hóa tăng vọt trên toàn cầu do tắc nghẽn và gián đoạn chuỗi cung ứng từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Jorge Vasquez, người sáng lập công ty tư vấn Harbour Aluminium, cho biết: “Cước phí vận chuyển bằng đường biển hiện đang cao nhất trong vòng khoảng một thập kỷ trở lại đây đã khiến chi phí vận chuyển nhôm tăng vọt.”
Mất cân bằng cán cân cung – cầu
Nguồn cung nhôm có nguy cơ bị siết chặt do chính sách chống ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc, nơi chiếm khoảng 60% sản lượng nhôm toàn cầu. Trong khi đó, Hoa Kỳ công bố loạt lệnh trừng phạt đối với Nga vì cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử, an ninh mạng, tình hình chiến sự Ukraine,…. Nga là nhà sản xuất nhôm lớn và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga năm 2018 đã đẩy giá nhôm trên sàn London tăng lên mức cao trong vòng 7 năm.
Trong khi nguồn cung gặp khó thì nhu cầu nhôm vẫn đang tăng nhanh. Liên Hợp Quốc đã nâng dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 5,4% trong năm 2021 nhờ sự hồi phục mạnh mẽ của các nền kinh tế lớn gồm Mỹ, Trung Quốc và EU. Do nhôm được sử dụng rộng rãi trong ngành vận tải, xây dựng, điện tử,… nên khi kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch, nhu cầu đối với vật liệu này tăng mạnh. Các nhà phân tích của ngân hàng Citi dự đoán nhu cầu nhôm toàn cầu sẽ tăng 6,4% trong năm nay lên gần 68 triệu tấn và tăng tiếp 4,6% vào năm 2022 lên gần 71 triệu tấn. Citi dự báo thị trường nhôm thế giới năm 2021 vẫn dư thừa 720.000 tấn nhôm, nhưng sẽ thiếu hụt 590.000 tấn năm 2022.
Thị trường trong nước và khó khăn của doanh nghiệp
Theo phản ánh từ các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước, trong nửa đầu năm 2021, lượng cung nhôm nguyên liệu không đủ đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất khiến giá nhôm nguyên liệu trong nước liên tục tăng. Nguyên nhân là do nhiều nhà sản xuất bị chậm thời gian nhận nguyên liệu so với hợp đồng từ 2 đến 3 tháng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ngắn hạn. Giá nhôm thế giới tăng cao, cùng với nhu cầu nhôm nguyên liệu tăng khiến giá nhôm trong nước tiếp tục bị đẩy lên cao.
Không chỉ gặp khó khăn khi giá nhôm nguyên liệu tăng cao, ngành nhôm trong nước còn đối mặt với sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp Trung Quốc trên chính sân nhà. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện xu hướng một số lượng lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhà xưởng để sản xuất nhôm ở Việt Nam nhằm 2 mục tiêu: tránh thuế chống bán phá giá của Việt Nam và tránh thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu nhôm sang EU, Anh, Mỹ và một số thị trường khác.
Trước tình hình chung của giá nhôm trên toàn thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và PNG nói riêng đều phải chịu ảnh hưởng, do đó việc giá nhôm và các sản phẩm nhôm kính tăng theo là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên PNG Group luôn cố gắng giữ mức giá tốt nhất cho KH, giữ nguyên giá cũ cho khách hàng Kí Hợp Đồng trong Tháng 9.
Vì vậy Quý khách hàng có nhu cầu làm cửa nhôm kính nên chốt HĐ và tạm ứng sớm để có được giá tốt nhất.
Mọi nhu cầu báo giá và tư vấn lắp đặt Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 02386.52.55.55 để được tư vấn chi tiết cụ thể nhất.
Tuy nhiên PNG Group luôn cố gắng giữ mức giá tốt nhất cho KH, giữ nguyên giá cũ cho khách hàng Kí Hợp Đồng trong Tháng 9.
Vì vậy Quý khách hàng có nhu cầu làm cửa nhôm kính nên chốt HĐ và tạm ứng sớm để có được giá tốt nhất.
Mọi nhu cầu báo giá và tư vấn lắp đặt Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 02386.52.55.55 để được tư vấn chi tiết cụ thể nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PNG
Đ/c Công ty: Số 60, Nguyễn Lương Bằng - Quán Bàu - TP Vinh - Nghệ An
Đ/c Nhà máy sx: Cuối ngõ 199, Đ.Ngô Gia Tự, P.Quán Bàu, Tp.Vinh
Hotline: 02386. 52 55 55
Email: pnggroup.vn@gmail.com
PNG Group: Kết Nối Bền Vững - Hợp Tác Dài Lâu
Đ/c Công ty: Số 60, Nguyễn Lương Bằng - Quán Bàu - TP Vinh - Nghệ An
Đ/c Nhà máy sx: Cuối ngõ 199, Đ.Ngô Gia Tự, P.Quán Bàu, Tp.Vinh
Hotline: 02386. 52 55 55
Email: pnggroup.vn@gmail.com
PNG Group: Kết Nối Bền Vững - Hợp Tác Dài Lâu
Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
Tin tức mới
DỰ ÁN
Thống kê
- Ngày:
- Tuần:
- Tháng:
- Năm:
- Online: